Chuẩn IP chống bụi bẩn và nước
Khi nhắc tới chuẩn IP trên Camera quan sát hay bất kỳ thiết bị khác, người tiêu dùng có thể hiểu đơn giản nó mô tả mức độ chống nước và bụi bẩn xâm nhập của thiết bị là mạnh hay yếu.
IP (International Protection) là tiêu chuẩn toàn cầu cho khả năng bảo vệ Camera khỏi tác nhân ngoại cảnh.
Cụ thể, chuẩn IP (International Protection - chuẩn bảo vệ quốc tế) là tên gọi của tiêu chuẩn bảo vệ các linh kiện điện tử nằm trong vỏ ngoài, chống sự xâm nhập của bụi bẩn và nước từ môi trường. Chuẩn IP được ban hành bởi Uỷ ban kỹ thuật điện quốc tế nhằm cung cấp người dùng thông tin rõ ràng hơn thay vì những thuật ngữ quảng cáo mơ hồ như "khả năng chống nước".
Chuẩn IP phân ra các cấp bảo vệ khác nhau, thường gặp trên thị trường hiện nay là IP65 IP66 IP67 IP68. Trong đó 2 con số theo sau IP thể hiện 2 cấp độ chống chịu với lần lượt là bụi bẩn - nước. Người tiêu dùng dễ bắt gặp trên các thiết bị điện tử như: Camera quan sát, camera hành trình, điện thoại smartphone,..
Lưu ý: tránh nhầm lẫn chuẩn chống chịu IP với địa chỉ mạng IP hoàn toàn khác nhau.
Chuẩn IP65 là gì? IP66 là gì?
Đây là 2 chuẩn phổ biến nhất hiện nay với Camera quan sát, trong đó:
Chuẩn IP65:
Camera có khả năng hoàn toàn kháng lại bụi bẩn và bảo vệ khỏi dòng nước phun vào kèm theo áp lực từ mọi hướng.
Chuẩn IP66:
Camera có khả năng hoàn toàn kháng lại bụi bẩn và chống được nước phun mạnh vào bằng vòi, với đường kính vòi phun 12.5mm và phun từ mọi hướng.
Chuẩn IP67 và IP68 của Camera quan sát
Đây là 2 chuẩn cao cấp hơn nên sẽ giúp Camera lắp đặt được trong môi trường khắc nghiệt hơn.
Chuẩn IP67:
Camera có khả năng hoàn toàn kháng lại bụi bẩn và ngâm được trong vòng 30 phút dưới độ sâu từ 15 cm đến 1m dưới mặt nước.
Chuẩn IP68:
Camera có khả năng kháng lại bụi bẩn hoàn toàn và ngâm được trong khoảng thời gian dài dưới độ sâu tới 1m kèm theo áp lực nước.
Cụ thể cách xác định cấp độ bảo vệ từ Chuẩn IP
Chuẩn IP có các cấp độ từ thấp đến cao: IP10, 1P11,... tới IP68. Trong đó mã IP là cố định, còn 2 con số theo sau lần lượt mô tả cấp độ kháng bụi bẩn - nước.
Cấp độ kháng bụi bẩn:
1 | Bảo vệ thiết bị khỏi vật thể có bán kính từ 50mm trở lên |
2 | Bảo vệ thiết bị khỏi vật thể có bán kính từ 12,5mm trở lên |
3 | Bảo vệ thiết bị khỏi vật thể có bán kính từ 2,5mm trở lên |
4 | Bảo vệ thiết bị khỏi vật thể có bán kính từ 1mm trở lên |
5 | Bảo vệ thiết bị khỏi một lượng bụi bẩn lớn. |
6 | Hoàn toàn kháng lại bụi bẩn. |
Cấp độ kháng nước:
1 | Bảo vệ thiết bị khỏi khối chất lỏng ngưng tụ và các hạt nước rơi theo chiều dọc xuống. |
2 | Bảo vệ thiết bị khỏi dòng nước xối trực tiếp đến 15º theo chiều dọc |
3 | Bảo vệ thiết bị khỏi dòng nước xối trực tiếp đến 60º theo chiều dọc |
4 | Bảo vệ thiết bị khỏi dòng nước xả xuống từ mọi hướng (lượng nước này có giới hạn nhất định) |
5 | Bảo vệ thiết bị khỏi dòng nước xả kèm theo áp lực từ mọi hướng (lượng nước này có giới hạn nhất định) |
6 | Chống được nước phun mạnh vào bằng vòi, với đường kính vòi phun 12.5 mm và phun từ mọi hướng |
7 | Thiết bị chịu được trong vòng 30p dưới độ sâu từ 15 cm đến 1m dưới mặt nước. |
8 | Thiết bị chịu được trong khoảng thời gian dài dưới độ sâu lên tới 1m kèm theo áp lực nước. |
Nên chọn Camea có chuẩn chống bụi nước nào?
Chọn chuẩn IP nào hoàn toàn phụ thuộc vị trí lắp đặt Camera quan sát trên thực tế.
❋ Lắp ngoài trời: chắc chắn Camera phải làm việc được dưới những cơn mưa lớn, nắng nóng, bụi do gió thổi đến. Người dùng cần phải chọn Camera đạt chuẩn IP66 trở lên.
❋ Lắp trong nhà: trong đa số trường hợp camera lắp trong nhà không bao giờ dính phải nước và bụi bẩn. Đồng nghĩa với Camera không cần đạt chuẩn chống chịu IP nào cả.
❋ Lắp trong kho bãi, xưởng chế biến: đây là những nơi ở trong nhà nhưng không tránh khỏi trường hợp xấu bị dính nước, và có nhiều bụi. Camera giám sát đạt chuẩn IP65 trở lên là lựa chọn an toàn nhất.
❋ Lắp dưới nước: thực tế có không ít trường hợp Camera được lắp gần như dưới nước: hồ bơi, bể cá,.. khuyến nghị lắp đặt là cho Camera vào hộp chống nước đồng thời Camera cần đạt chuẩn IP67 trở lên, vừa bảo vệ Camera vừa bảo vệ an toàn điện.